AVR của Máy phát điện

AVR là gì?

AVR là viết tắt của cụm từ Automatic Voltage Regulator. Là hệ thống tự động điều khiển điện áp đầu cực máy phát điện. Thông qua tác động vào hệ thống kích từ của máy phát điện. Để đảm bảo điện áp tại đầu cực máy phát trong giới hạn cho phép.

Như vậy thì các bạn cũng đã hiểu tại sao AVR lại là một bộ phận rất quan trọng trong máy phát điện. Cũng như hệ thống tổ máy phát điện rồi phải không nào? Nếu AVR mất khả năng tự điều chỉnh điện áp thì khi đó, chất lượng điện cung cấp cho các thiết bị điện sẽ không thể đáp ứng được.

AVR có những chức năng gì trong máy phát điện?

1. Chức năng điều chỉnh điện áp

Bộ điều chỉnh điện áp luôn luôn theo dõi điện áp đầu ra của máy phát điện. Và so sánh nó với một điện áp tham chiếu. Đồng thời, bộ AVR cũng phải đưa ra lệnh để tăng giảm dòng điện. Kích thích sao cho sai số giữa điện áp đo được với điện áp tham chiếu phải là nhỏ nhất.

Khi bạn muốn thay đổi điện áp của máy phát điện. Bạn chỉ cần thay đổi điện áp tham chiếu. Thường thì điện áp tham chiếu của máy phát điện được đặt lại giá trị định mức khi máy vận hành độc lập. Hoặc là điện áp thanh cái, điện áp lưới tại chế độ vận hành hòa lưới.

2. Chức năng giới hạn tỷ số điện áp/ tần số

Khi một tổ máy điện được khởi động, lúc đó tốc độ quay của Roto còn thấp, tần số phát ra cũng sẽ thấp. Lúc này, AVR có khuynh hướng tăng dòng kích thích lên. Sao cho điện áp đầu ra như tham chiếu theo giá trị đặt hoặc điện áp lưới.

Chính điều này đã dẫn đến quá trình kích thích của máy phát điện: cuộn dây Roto bị quá nhiệt, các thiết bị nối vào đầu cực phát điện được xem là biến thế chính, máy biến áp tự dùng… Sẽ bị quá kích thích, bão hòa từ và quá nhiệt.

Thông thường thì tốc độ của máy phát điện cần phải đạt đến 95% tốc độ định mức. Bên cạnh đó thì AVR tự động cũng phải luôn theo dõi tỷ số này để điều chỉnh dòng kích thích cho phù hợp. Mặc dù điện áp máy phát điện chưa đạt đến điện áp tham chiếu.

3. Chức năng điều khiển công suất vô công của máy phát điện

Khi máy phát điện chưa phát ra điện thì việc thay đổi dòng điện kích từ chỉ có thể thay đổi điện áp đầu cực máy phát mà thôi. Quan hệ giữa điện áp máy phát điện đối với dòng điện kích từ được biểu diễn bằng một đường cong được gọi là đặc tuyến không tải (đặc tuyến V – A).

Thế nhưng, khi máy phát điện được nối vào một lưới có công suất lớn hơn máy phát điện. Thì việc tăng giảm dòng kích thích hầu như không làm thay đổi điện áp lưới. Chính tác dụng của AVR khi đó sẽ không thể điều khiển điện áp của máy phát điện nữa. Mà là điều khiển dòng công suất phản kháng (còn gọi là công suất ảo) của máy phát điện.

Chính điều này sẽ dẫn đến nếu hệ thống điều khiển điện áp của máy phát điện quá nhạy. Thì có thể dẫn đến sự thay đổi rất lớn công suất ảo của máy phát điện khi điện áp dao động.

Chính vì thế, ngoài việc theo dõi và điều khiển điện áp thì AVR còn phải theo dõi và điều khiển điện áp ảo. Thực chất thì việc này chính là điều khiển dòng điện kích thích khi công suất ảo. Và điện áp lưới có sự thay đổi sao cho mối liên hệ giữa điện áp máy phát điện và điện áp lưới và công suất ảo phải là hợp lý.

4. Chức năng bù trừ điện áp suy giảm trên đường dây

Đối với những người am hiểu về máy phát điện. Chắc hẳn đều biết khi máy vận hành độc lập hoặc nối vào lưới tầng bằng một trở kháng lớn. Khi ta tăng tải sẽ gây hao hụt điện áp trên đường dây. Tình trạng sụt áp này khiến cho điện áp tại những căn hộ tiêu thụ bị giảm theo độ tăng tải làm giảm chất lượng điện năng.

Do đó, muốn giảm bớt tác hại của hệ thống do quá trình vận hành máy phát điện gây ra. Thì bộ AVR phải dự đoán được khả năng sụt giảm của đường dây. Tạo ra điện áp bù trừ cho độ sụt giảm đó. Tác động bù trừ này sẽ giúp cho điện áp tại một thời điểm nào đó. Giữa máy phát và hộ tiêu thụ sẽ được ổn định theo tải. Điện áp tại hộ tiêu thụ giảm đôi chút so với tải. Trong khi điện áp tại đầu cực máy phát điện sẽ có tăng đôi chút so với tải.

Và để có được tác động này, các nhà sản xuất sẽ phải thêm 1 tín hiệu dòng điện vào trong mạch đo lường. Khi đó, dòng điện 1 pha từ thứ cấp của biến dòng đo lường sẽ được chảy qua một mạch điện R và L. Tạo ra các sụt áp tương ứng với sụt áp trên R và L của đường dây từ máy phát điện đến điểm mà chúng ta muốn điện áp ổn định.

Tuy nhiên, mức điện áp này sẽ được cộng thêm vào (hoặc trừ bớt đi) với điện áp đầu cực máy phát điện đã đo được. Khi đó, bộ điều chỉnh điện áp tự động AVR sẽ căn cứ vào điện áp tổng để điều chỉnh dòng kích từ sao cho điện áp tổng không đổi.

Làm gì khi AVR của máy phát điện bị hỏng?

Chắc hẳn đây là thắc mắc của rất nhiều bạn khi gặp phải sự cố này đúng không nào? Cũng giống như các bộ phận khác của máy phát điện, AVR cũng có nguy cơ hỏng hóc cao.

Khi AVR bị hỏng, bạn nên liên hệ ngay với các đơn vị sửa chữa uy tín để được nhân viên kỹ thuật hỗ trợ tốt nhất. Bạn không nên tự ý tháo tung máy ra để sửa nếu không có trình độ chuyên môn. Bởi mỗi loại máy phát điện khác nhau sẽ có những thiết kế mạch AVR khác nhau đấy bạn nhé.

Hơn nữa, cho dù là cùng một máy phát điện thì mỗi hãng sản xuất cũng sẽ có những thiết kế mạch AVR đặc trưng riêng của hãng. Tốt nhất bạn không nên tự ý tháo lắp, sửa chữa máy phát điện khi phát hiện AVR bị hỏng nếu không am hiểu chi tiết về nó nhé.

Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ chi tiết nhất về AVR trong máy phát điện. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ hiểu được AVR là gì? Cũng như chức năng của AVR trong máy phát điện.

Từ đó giúp bạn dễ dàng xử lý hơn nếu chẳng may AVR trong máy phát điện của gia đình hoặc của đơn vị làm việc của bạn bị hỏng nhé. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm theo dõi! Chúc các bạn sức khỏe và thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay
Developed by Tiepthitute

CALL US

icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon